BẬT MÍ CÁCH PHÂN BIỆT 5 LOẠI MỰC PHỔ BIẾN VIỆT NAM
Mực là loại hải sản ngon, dễ chế biến và được nhiều người ưa thích. Thị trường Việt Nam có 5 loại mực phổ biến: mực lá, mực ống, mực mai, mực trứng, mực sim. Mỗi loại đều có đặc điểm cũng như độ ngon riêng và được sử dụng trong những món ăn đặc thù. Tuy nhiên chưa nhiều người biết cách phân biệt hết các loại mực này. Hãy cùng Ngọc Phương Nam tìm hiểu nhé!
1. Mực lá:
- Đặc điểm: Mực lá có da dày, thân dày, thịt dày. Thân mực lá có hình bầu dục, cánh mực rộng và dài, mở rộng sang 2 bên nên mực có dạng dẹt rất dễ nhận biết.
- Mực lá thường được phơi thành mực khô, mực 1 nắng để nướng cồn, chấm tương ớt, lai rai uống bia, càng nhai càng ngọt.
2. Mực ống:
- Đặc điểm: Mực ống có đầu nhỏ, thân dài hình ống có 8 râu nhỏ và 2 xúc tu dài. Da mực có nhiều đốm hồng, mắt to trong suốt, đặc biệt là phần vây đuôi rất dễ nhận biết, xuất phát từ giữa thân kéo dai xuống cuối thân hình thoi. Cánh mực ống ngắn, chỉ chiếm khoảng 1/3 thân mực. Ngoài ra, mực ống có túi mực đen dùng để phòng thân khi bi kẻ thù tấn công.
- Mực ống tươi ngon là mực ống còn nguyên chấm mi nơ đỏ nhấp nháy, điều này thể hiện con mực ống vẫn còn tươi sống.
- Ngoài hấp, nướng, mực ống còn được chế biến rất nhiều món như: mực nướng muối ớt, mực chiên mắm, mực chiên bơ tỏi, mực xào cần tỏi, mực nấu chua cay, mực nhồi thịt…
3. Mực mai (mực nang):
- Đặc điểm: Mực mai có kích thước thân to, thịt dày, thường có trọng lượng lớn, màu trắng đục. Mực nang có thân rộng và dày, đầu to. Cách phân biệt mực nang là nhìn chúng có thân hình dẹt và rộng, thịt dày và chắc. Cánh mực nang rộng và dày, phủ toàn thân.
- Mực mai có vị nhạt do đó không được dùng ăn tươi mà chủ yếu để giã chả mực, khi hòa trộn với các hương liệu, gia vị sẽ cho ra một món ăn rất đặc sắc.
4. Mực trứng:
- Đặc điểm: Mực ống có kích thước khá nhỏ, mỗi con thường chỉ dài khoảng 5 – 12 cm, thân hình màu đỏ nâu.
- Loại mực này gần giống với mực ống, bên trong thân mực chứa toàn là trứng thường được đánh bắt vào mùa sinh sản. Đây là loại hải sản rất giàu chất dinh dưỡng nên giá thành cũng khá đắt hơn so với mực ống.
- Đúng như tên gọi của nó mực trứng là loại mực bên trong có rất nhiều trứng, khi ăn có vị mềm mịn, béo bùi của trứng, thịt mực dai giòn nhất là khi dùng để nướng, hấp.
5. Mực sim:
- Đặc điểm: Mực sim có kích thước nhỏ nhất trong các loại mực, cả con cỡ 2 ngón tay khoảng 5-10 cm, màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng có thân nhỏ, hình tròn hoặc oval. Nhận biết mực sim là dễ nhất khi chúng chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, thường được bán theo chùm hoặc túi.
- Gọi là mực sim vì chúng có thân nhỏ, tròn tròn, lũm chũm như những trái sim rừng.
- Mực sim có thể chế biến thành nhiều món như mực xào cần tỏi và ớt cay giống như các loại mực khác. Tuy nhiên theo những người sành ăn, loại này hấp lên là ngon nhất và dễ làm. Mực sim hấp giữ được độ ngọt tự nhiên, càng ăn càng thèm không mang lại cảm giác ngán.
6. Mẹo chọn mực ngon:
Đối với mực lá, bạn nên chọn các con mực to, mình dày, mập, da mực cứng, thịt săn chắc, không bị biến màu cũng như dập nát, đặc biệt lớp màng bao quanh thân mực phải còn nguyên vẹn. Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý đến phần xúc tu (râu) của con mực, nếu sờ vào xúc tu thấy còn cứng nghĩa là mực tươi.
Tương tự, những con mực nang to, dày thịt, cầm chắc tay, và lớp màng bao bên ngoài còn nguyên là những con mực tươi ngon, các mẹ nội trợ nên chọn cho món ăn của mình.
Khi chọn mực ống, bạn hãy để ý những con mực có lớp thịt màu sáng hồng, đầu mực vẫn dính chặt với thân, túi mực bên trong chưa bị vỡ để đảm bảo độ tươi ngon, cũng như thịt mực không bị đắng khi chế biến món ăn.
Tựu chung lại thì không nên chọn những con mực thịt đã chuyển màu, thịt nhão, đầu không dính với thân, có mùi tanh khó chịu bởi mực đó là kém tươi ngon.
Bên cạnh đó, các mẹ nội trợ khi đi mua mực nên chú ý đến râu mực, râu của mực phải chắc, cứng, râu gắn chặt với thân chứ không nhão, sắp rời khỏi thân thì không nên chọn.